Phiên 14/05: VN-Index tăng điểm, chứng khoán và ngân hàng bứt phá

VNA - Nhiều cổ phiếu lớn tăng giá ngay từ đầu phiên và giúp kéo các chỉ số lên trên mốc tham chiếu.

Ngay từ đầu phiên giao dịch, sắc xanh đã chiếm ưu thế ở nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn và điều này giúp các chỉ số nhích lên trên mốc tham chiếu. Trong đó, nhóm cổ phiếu ngân hàng và chứng khoán tiếp tục diễn biến tích cực. SHB tăng đến 8,8% lên 28.300 đồng/cp, STB tăng 1,9% lên 26.800 đồng/cp, SSI tăng 2% lên 25.750 đồng/cp, TCB tăng 1,8% lên 48.850 đồng/cp, CTG tăng 1,6% lên 47.350 đồng/cp.

Bên cạnh đó, một số cổ phiếu lớn khác như MSN, MWG, SAB... cũng tăng giá và góp phần giúp nâng đỡ các chỉ số. MSN tăng 4,7% lên 107.800 đồng/cp, MWG tăng 1,4% lên 142.000 đồng/cp.

Chiều ngược lại, một số cổ phiếu lớn như BCM, PVD, NVL, VIC... giảm giá nhưng mức giảm không quá mạnh.

VN-Index hiện tăng 6,26 điểm (0,5%) lên 1.268,25 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 112,6 triệu cổ phiếu, trị giá 3.500 tỷ đồng. HNX-Index tăng 6,66 điểm (2,32%) lên 293,69 điểm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 36,5 triệu cổ phiếu, trị giá 818 tỷ đồng. UPCoM-Index tăng 0,28 điểm (0,34%) lên 81,45 điểm.

VN-Index giảm điểm trong phiên 14/5 trước áp lực bán mạnh ở nhiều cổ phiếu lớn dù có được lực đỡ tốt từ nhóm ngân hàng và chứng khoán. Khối ngoại giao dịch tiêu cực hơn khi đẩy mạnh bán ròng gần 1.200 tỷ đồng và tập trung vào các cổ phiếu như CTG, HPG, NVL, VJC...

Chứng khoán BIDV (BSC) dự báo VN-Index có thể tiếp tục tích lũy trong vùng 1.250 -1.280 điểm trong các phiên giao dịch tới.

Chứng khoán MB (MBS) cho rằng điều cần làm lúc này là ưu tiên quản lý rủi ro, cắt giảm margin, không bình quân giá, đưa tỷ trọng về mức cân bằng hoặc thấp.

Một số thông tin quốc tế đáng chú ý:

Chốt phiên 13/5, Dow Jones, Nasdaq và S&P 500 đều tăng. Dow Jones tăng 433,79 điểm, tương đương 1,29%, lên 34.021,45 điểm. S&P 500 tăng 49,46 điểm, tương đương 1,22%, lên 4.112,5 điểm. Nasdaq tăng 93,31 điểm, tương đương 0,72%, lên 13.124,99 điểm.

Các thị trường chứng khoán châu Á – Thái Bình Dương giảm trong phiên 13/5. Chỉ số MSCI châu Á – Thái Bình Dương không gồm Nhật Bản giảm 1,34%.

Tại Nhật Bản, Nikkei 225 giảm 2,49% còn Topix giảm 1,54%. Cổ phiếu SoftBank giảm hơn 7% sau khi công ty từ chối mở rộng chương trình mua lại. Thị trường Trung Quốc đi xuống với Shanghai Composite giảm 0,96% còn Shenzhen Component giảm 1%. Hang Seng của Hong Kong giảm 1,64%. Chỉ số Kospi của Hàn Quốc giảm 1,25%. ASX 200 của Australia giảm 0,88%. Cổ phiếu ngân hàng hầu hết giao dịch trong sắc đỏ. Thị trường chứng khoán Ấn Độ và Singapore nghỉ lễ.

Chỉ số MSCI China giảm 3% trong phiên 13/5 và giảm hơn 20% so với đỉnh hồi giữa tháng 2, xác nhận rơi vào thị trường giá xuống. Đây là lần thứ hai chỉ số này vào thị trường giá xuống trong vòng hơn một năm qua.

Chốt phiên 13/5, giá dầu Brent, WTI đều giảm. Giá dầu Brent tương lai giảm 2,27 USD, tương đương 3,3%, xuống 67,05 USD/thùng. Giá dầu WTI tương lai giảm 2,26 USD, tương đương 3,4%, xuống 63,82 USD/thùng. Đây là phiên giảm mạnh nhất của cả hai loại dầu kể từ đầu tháng 4.

Post a Comment

0 Comments